Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng

  Nguyễn Tiến

  0

  18/03/2024

Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA LỄ SÁM HỐI TRONG PHẬT GIÁO 

Lễ sám hối là một nghi thức quan trọng trong Phật giáo, giúp người Phật tử sám hối những lỗi lầm đã phạm phải, thanh lọc tâm hồn và hướng đến sự giác ngộ. 

Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA LỄ SÁM HỐI TRONG PHẬT GIÁO 
Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA LỄ SÁM HỐI TRONG PHẬT GIÁO 

Lễ Sám Hối là gì? 

Lễ Sám Hối là một nghi thức tâm linh được thực hành trong nhiều tôn giáo khác nhau, với mục đích giúp người tham gia thức tỉnh tâm hồn, nhận thức sai lầm, hướng đến sự thanh tịnh, an lạc. Tùy theo đặc điểm của từng tôn giáo, Lễ Sám Hối sẽ có những tính chất riêng biệt. 

Lễ Sám Hối trong Phật giáo:

bizmac full 24010
Sám Hối trong Phật giáo

Lễ Sám Hối trong Phật giáo còn được gọi là “Phật sự sám hối” hoặc “Bái sám.” Giống với cái tên, Lễ Sám Hối giúp cho Phật tử sám hối lỗi lầm, thanh lọc nghiệp chướng và phát nguyện tâm tính hướng thiện. Có rất nhiều cách Sám Hối được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: Tụng kinh Sám Hối, niệm Phật, gieo duyên ăn chay một số ngày trong tuần, trong tháng,….

Lễ Sám Hối trong Công giáo:

Trong Công giáo, Lễ Sám Hối còn được gọi là “Bí tích Hòa giải” hoặc “Bí tích Giải tội”. Mục đích là giúp giáo dân nhận ra tội lỗi, sám hối ăn năn, và được Thiên Chúa tha thứ. Các giáo dân có thể Sám Hối bằng cách: Xưng tội với linh mục, lãnh nhận phép giải tội. Đây cũng là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của người theo Đạo Công giáo.

Lễ Sám Hối trong Tin Lành:

Lễ Sám Hối được gọi là “Lễ Thống Hối” hoặc “Lễ Ăn Năn”. Cũng giống như Đạo Công Giáo, Sám Hối trong Tin Lành cũng chung mục đích là giúp cho con dân nhận ra tội lỗi, nguyện ăn năn hối lỗi bằng các cách Sám Hối: Cầu nguyện, xưng tội, chia sẻ lời chứng, và lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa.

Dù là, đức tin của bạn ở đạo nào thì ý nghĩa của Lễ Sám Hối vẫn không thay đổi, đều với mục đích giúp con người nhận ra lỗi lầm, hướng đến con đường cải tà quy chính, thay đổi hiện thực để có một tương lai tốt đẹp hơn. 

Các nghi thức sám hối trong Phật giáo 

Trong Phật giáo, có rất nhiều nghi thức Sám Hối giúp cho quý Phật tử thanh lọc tâm hồn, gột rửa những bụi bặm trần gian vướng vào, dưới đây là các nghi thức Sám Hối phổ biến mà các quý Phật tử Việt Nam thực hiện hằng năm. 

Lễ Sám Hối Di Đà 

Lễ Sám hối Di Đà là Sám Hối những lỗi lầm, nghiệp chướng đã tạo trong quá khứ. Phát nguyện tâm hướng về Đức Phật A Di Đà, hành thiện tích đức chuộc lại lỗi lầm xưa, cầu nguyện Đức Phật A Di Đà soi đường dẫn lối vãng sanh về Cực Lạc thế giới không còn vương vấn trần gian, không còn tham, sân, si, khổ đau đầy đọa.

Lễ Sám Hối Di Đà không phải là hình thức mua chuộc tội lỗi. Có thể thực hiện tại nhà hoặc chùa hoặc tu viện. Địa điểm thực hiện Sám Hối không cần đặt nặng, quan trọng nhất là sự chỉnh chu trong trang phục sám hối, lòng chân thành hối hận và quyết tâm hướng thiện. 

Lễ Sám Hối Thập Cửu 

Lễ Sám Hối Thập Cửu là Sám hối 19 lỗi lầm thường gặp trong đời sống tu hành và thế tục, vi phạm các tội trong bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa của đạo làm người. 

Giúp con người thanh lọc nghiệp chướng oan gia trái chủ, cho tâm hồn được nghỉ ngơi tìm về giáo lý của Đức Phật. Đồng thời, tăng cường niềm tin vào Phật pháp, củng cố ý chí tu hành. Cầu nguyện Đức Phật gia hộ, ban cho trí tuệ và sức mạnh để vượt qua chướng ngại trên con đường tu hành.

Lễ Sám Hối Địa Tạng 

Lễ Sám Hối Địa Tạng là Sám hối những lỗi lầm liên quan đến nghiệp sát, như: Giết hại chúng sinh, Phá thai, hoặc tham gia vào các hoạt động gây tổn hại cho sinh mạng. 

Nghiệp sát là nghiệp nặng, cần Sám Hối thường xuyên với lòng thành kính để cầu nguyện cho oan gia trái chủ được siêu thoát, tiêu trù oán hận, thoát khỏi oan oan tương báo từ đời này đến kiếp khác. Đồng thời thanh lọc nghiệp chướng cho tâm thanh tịnh tìm về chốn an lạc trú ngụ. 

Lễ Sám Hối Vu Lan

Lễ Sám Hối Vu Lan
Sám Hối Vu Lan

Lễ Sám Hối Vu Lan là một nghi thức tâm linh quan trọng của người con trong Phật giáo, nhằm giúp người Phật tử tỏ lòng biết ơn, tri ân công sinh thành, dưỡng dục, báo hiếu cha mẹ, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được bình an, mạnh khỏe, an lạc; hoặc nguyện cha mẹ quá cố được vãng sanh siêu thoát, tìm được nơi ở cực lạc, ,mảnh đất thiên đường nơi Đức Phật đang hiện diện. 

Lễ Vu Lan thường được tổ chức vào Rằm Tháng 7 tại tất cả các chùa tại Việt Nam, hằng năm đến ngày này, quý Phật tử thường nô nức cài những bông hoa hồng với những màu sắc khác nhau để cầu nguyện cho đấng sinh thành được bình an, hạnh phúc. 

Ý nghĩa của Lễ Sám Hối 

Ý nghĩa của Lễ Sám Hối 
Ý nghĩa

Lễ Sám Hối không chỉ là nghi thức mang tính hình thức, mà cần xuất phát từ sự chân thành hối hận và quyết tâm hướng thiện. Sám Hối 

Thanh lọc tâm hồn 

Lễ Sám Hối là một loại lễ giúp con người nhìn nhận lại lỗi lầm gây nên, một lòng một dạ muốn sửa chữa tội nghiệt, trả lại sự yên bình trong tâm hồn, để tìm về giấc ngủ yên bình, không còn ác mộng quấy phá, chỉ có một giấc ngủ yên bình. 

Người gây ra nhiều tội lỗi, càng khó để tiến vào mộng đẹp. Nếu không biết nhìn nhận, sám hối tội lỗi từ sớm thì thể xác và tâm hồn ngày càng bị đày đọa, đời sống tinh thần ngày càng sa sút. Thế nên, hãy học cách Sám Hối để bản thân hóa giải những khúc mắc ngày xưa, tìm được sự yên bình trong tâm hồn. 

Cầu nguyện cho oan gia trái chủ 

Sám Hối giúp hóa giải oán hận, những việc sai trái mà bản thân gây ra với chúng sinh, cầu nguyện cho oan gia trái chủ được siêu thoát, tìm được đường an lạc, kết thúc oan oan báo báo. 

Khi ta cầu nguyện cho oan gia trái chủ siêu thoát, ta cũng đang giải trừ oán hận trong chính mình. Lòng oán hận như một sợi dây vô hình trói buộc ta với họ, họ không thể buông bỏ, ta thì đau khổ, dằn vặt lương tâm. Cả hai không ai an lạc, không ai được hạnh phúc.

Thế nên, các quý Phật tử hãy Sám hối cầu nguyện oan gia trái chủ để hai bên thoát khỏi con đường đau khổ, viết tiếp con đường tu hành đầy hạnh phúc cho cả hai. 

Phát tâm hướng thiện 

Lễ Sám Hối sẽ giúp cho người phát tâm hướng thiện đến các sự vật, sự việc bên xung quanh chúng ta. Không phải là chúng ta đang dùng hành động phát tâm hướng thiện bây giờ để chắp vá những sai phạm trong quá khứ, mà là chúng ta gieo duyên những điều tích cực, dùng cái tâm chính mình để tìm giá trị bình yên trong tâm hồn.

Những địa điểm nên làm Lễ Sám Hối

Sám Hối là một hành động rất dễ thực hiện, tùy vào đức tin mà tâm hồn bạn đang dựa vào có thể lựa chọn những địa điểm để Sám Hối các điều chính bạn gây ra. Nếu bạn đang là giáo dân của Công Giáo hoặc Tin Lành nhà giáo xứ và nhà thờ là lựa chọn hàng đầu để bạn làm Lễ Sám Hối. 

Còn nếu bạn là người con của Phật, thì bạn có thể đến chùa thành tâm hối lỗi về những gì sai phạm trong quá khứ, cầu xin Đức Phật chứng giám và ban phát ánh sáng niềm tin để có thể sửa chữa lỗi lầm. 

Hoạt động này có thể được diễn ra thường xuyên, nếu các vị không có điều kiện để đến các địa điểm trên thì quý vị chỉ cần trang phục chỉnh tề, nghiêm túc, thành tâm hối lỗi là có thể làm Lễ Sám Hối tại nhà.

🌐 Công ty Cổ phần Việt Nam Tốt Đẹp 

🌐Website: https://sach.totdep.com/

🛒Shopee:  https://shopee.sachtotdep

☎️Hotline: 0345 868 337

📍Address: 182 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn có thể quan tâm

MKT TLNP DPOD 02

Thiện Lành như Phật: Đức Phật ở đâu?

Sách tương tác

59.000đ

Cuốn sách Đức Phật ở đâu là một trong 4 cuốn trong Series Thiện Lành như Phật do Sách Tốt Đẹp biên soạn và phát hành. Đây là một cuốn sách tương tác thiếu nhi...
HH00 BIA e1716539721250

Ghim cài áo lá Bồ Đề Không cuốn Đức Phật...

Ghim cài áo

85.000đ

Ghim cài áo là một món đồ vừa có công dụng để ghim mọi thứ lại với nhau, vừa có thể dùng làm đồ trang sức. Đặc biệt là các quý Phật tử có thói...
MKT VCSS BongHongCaiAo 02

Vui Cùng Sen Sún: Bông Hồng Cài Áo

Sách tô màu

28.000đ

Cuốn sách Bông hồng cài áo là một trong 4 cuốn trong Series Vui cùng Sen Sún do Sách Tốt Đẹp biên soạn và phát hành. Đây là một cuốn sách tương tác thiếu nhi...
MKT NNNQ02 01

Ngụ Ngôn Nhân Quả: Lời Thì Thầm Của Gió

Sách tô màu

25.000đ

Cuốn sách Lời Thì Thầm của Gió là cuốn sách thứ hai trong 12 cuốn thuộc chuỗi  Series Ngụ Ngôn Nhân Quả do Sách Tốt Đẹp biên soạn và phát hành năm 2024. Đây là...