Tiếng mẹ đẻ
Những giấc mơ của em
LÀO CAI – Gặp gỡ Việt, một học sinh lớp 5 người Mông, nổi bật với khả năng ngôn ngữ của mình, em có thể thoải mái nói 3 ngôn ngữ là tiếng Mông, Kinh và tiếng Anh. Ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, câu chuyện của em không phải là phổ biết, Việt chia sẻ động lực để thành thục hơn trong việc làm chủ ngôn ngữ.
Trung Việt nói “Đối với một người dân tộc thiểu số, việc học bằng chính tiếng mẹ để là một điều rất quan trọng. Bên cạnh việc học những môn khác bằng tiếng Kinh như các bạn, học song ngữ trên cở tiếng mẹ đẻ đã cho em nền tảng và tự tin mà em cần để theo đuổi việc học của mình.”
“Với việc học song ngữ, một khi em đã đọc và viết tốt bằng tiếng Mông của mình, em cảm thấy việc hình dung và chuyển đổi sang ngôn ngữ khác trở nên dễ hơn nhiều. Nên em học các môn khác tốt hơn bằng cả tiếng Kinh và Tiếng Việt”, Việt nói thêm.
Việt và nhiều bạn người Mông của em đang học tập tại một trường Phổ thông Dân tộc Bán trú tại huyện Bắc Hà, một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Bản Phố là quê của Việt, cùng huyện nhưng hàng ngày cũng mất nhiều thời gian để đi lại. Bản Phố cũng làm một trong những địa bàn được hỗ trợ bởi UNICEF trong chương trình Giáo dục Song Ngữ dựa trên cơ sở Tiếng Mẹ đẻ (MTBBE) từ hơn 10 năm trước. Chương trình đã giới thiệu giáo dục song ngữ mà ở đó các em học tập và giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của mình. Chương trình này hướng tới phát triển hiệu quả khả năng tư duy, và xây dựng một nên tảng vững chắc cho học sinh để tiếp thu nhiều kiến thức hơn khi học bằng ngôn ngữ thứ hai, là tiếng phổ thông – ngôn ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Sau giai đoạn thử nghiệm, tỉnh, Lào Cai và ngành giáo dục của tỉnh vẫn duy trì và mở rộng chương trình, và ứng dụng phương pháp giáo dục này cho đến nay.
Giống như nhiều học sinh khác, hành trình học song ngữ trên cở sở tiếng mẹ đẻ của Việt bắt đầu từ khi em 5 tuổi và ở trường mầm non. Bên cạnh tiếng Mông và tiếng Kinh, Việt còn có mối quan tâm đến tiếng Anh. Em cố gắng và đã có thành quả, khi Việt là một trong những học sinh nổi bật tại trường em, đạt giải trong những cuộc thi liên quan đến ngôn ngữ: Em bốn năm liền là học sinh giỏi, đạt giải Nhì cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp huyện.
Ngoài kỹ năng ngôn ngữ, chương trình Giáo dục Song ngữ dựa trên cơ sở Tiếng mẹ đẻ đã chứng minh sự quan trọng của việc khuyến khích và bảo tồn văn hóa và phong tục tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ trong trường hợp của Việt mà còn ở bất cứ đâu toàn cầu. Là một học sinh tự tin và thân thiện, Việt đã và đang tham gia tổ chức nhiều hoạt động tại trường em. Những hoạt động ngoại khóa này rất đa dạng từ tham gia các câu lạc bộ sở thích, sáng tạo các sản phẩm thủ công, cho đến các hoạt động giáo dục văn hóa, văn nghệ, âm nhạc hay thể thao. Việt là tổ trưởng một câu lạc bộ, mà em và các bạn của mình gần đây đã được trao giải nhì cấp huyện và giải ba cấp tỉnh trong một cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên với sản phẩm thủ công được làm ngay từ chính những vật liệu ở quê hương em.
Em cũng các bạn cùng câu lạc bộ tại trường đã duy trì và giữ gìn văn hóa Dao và Mông ở quê mình, như múa Khèn và múa Xênh Tiền tại trường. Những học sinh này cũng thường xuyên chơi thể thao như các môn cầu lông hay bóng bàn.
Việt cùng các bạn của mình còn tham gia hành động để bảo vệ môi trường. Các em , cùng với sự hỗ trợ của các thầy cô, cha mẹ học sinh, đã chăm sóc được hơn 200 giỏ hoa lan có giá trị để gây quỹ kế hoạch nhỏ cho toàn Liên đội. Những học sinh này còn tích cực tham gia phong trào trồng và chăm sóc cây xanh để tuyên truyền và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn màu xanh trên mảnh đất quê em.
Việt nói, “Em muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch khi lớn lên. Em có thể thu thập thêm kiến thức về văn hóa qua việc nói tiếng mẹ đẻ hàng ngày và dùng tiếng nước ngoài, như tiếng Anh để cho khách du lịch thấy quê em đẹp, nước mình đẹp”.
Nỗ lực vận động cho Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (Mother tongue-based bilingual education, MTBBE) thông qua Nghiên cứu hành động và Thử nghiệm
Từ năm 2005 tới 2018, với sự hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ tài chính, mô hình giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (MTBBE) đã được giới thiệu như là một sáng kiến và cách tiếp cận để tăng cường chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam qua một Nghiên cứu hành động và chương trình thử nghiệm. Trong nghiên cứu này, học sinh dân tộc thiểu số đã tham gia mô hình giáo dục song ngữ được lên kế hoạch với 1 chu kỳ 6 năm học, bắt đầu với trẻ em 5 tuổi tại trường mầm non và cho tới khi các em hoàn thành giáo dục tiểu học.
Là một trong những kết quả của hoạt động này, trẻ 5 tuổi đã tham gia vào nghiên cứu hành động và thử nghiệm đạt nhiều kết quả tốt hơn so với các học sinh khác cùng giai đoạn. Những học sinh này có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thể hiện cảm xúc hiệu quả trong cả tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông. Trẻ được học tiếng Mẹ đẻ cũng trở nên nhanh nhẹn, sáng tạo, có khả năng tự nhận thức và học tập tốt.
Bền vững hóa Chương trình Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cần thêm nỗ lực của các địa phương và quốc gia.
Lào Cai là một trong những tỉnh được lựa trọng tham gia vào sáng kiến của UNICEF về Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ giai đoạn 2008 đến 2015. Ngành giáo dục của tỉnh đã thử nghiệm phương pháp và mô hình này với 2 nhóm tuổi ( thử nghiệm lần đầu từ 2008 đến 2014, thử nghiệm 2 từ 2009 – 2015). Sau thử nghiệm, và bằng chứng nghiên cứu chứng minh hiệu quả của mô hình Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, tỉnh Lào Cai với cam kết mạnh mẽ đã nhân rộng mô hình tới thêm 4 trường tiểu học, so với giai đoạn thực hiện thử nghiệm chỉ ở 5 trường mầm non từ 2009 – 2015. Trong năm học 2020 – 2021, mô hình này đã được nhân rộng và duy trì ở 5 trường mầm non và 9 trường tiểu học trên toàn tỉnh.
Trong năm 2021 và 2022, UNICEF Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đồng hành tổ chức một hội thảo chỉnh sách về Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Bổ GD&ĐT đã ban hành quyết định 5006/QD-BGĐT ngàu 31/12/2021, về Ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ”. Với cam kết này, mô hình giáo dục song ngữ này sẽ được mở rộng ở 8 tỉnh tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiểu được vai trò quan trọng của công nghệ trong việc tạo ra môi trường học tập trực tuyến có chất lượng, đáp ứng giới và tạo điều kiện cho mọi người, việc cung cấp công nghệ cần thiết và tận dụng các thành tựu công nghệ cho giáo dục liên quan đến Giáo dục song ngữ dựa trên cở sở tiếng mẹ đẻ cũng được chú ý hơn. Theo đó, kiến thức và kỹ năng cho giáo viên Giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ và cán bộ quản lý trường trung học cũng được nâng cao thông qua các cơ hội đào tạo trực tuyến ở cả quy mô quốc gia và địa phương.
(Theo UNICEF)
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Sắc màu của bụt: Hành Trình Đi Tìm Đức Thế...
Sách tô màu
145.000đ
Ghim cài áo tràng 3D chìm Đức Phật Thích Ca...
Ghim cài áo
85.000đ
Thiện Lành Như Phật: Trung Thực Siêu Năng Lực
Sách tương tác
60.000đ
Ghim cài áo tràng 3D nổi Đức Phật Thích Ca...
Ghim cài áo
95.000đ