Thức hành chánh niệm và con của bạn
Chánh niệm
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng khi trẻ em thực hành chánh niệm sẽ giúp ích cho việc học tập, tư duy phản biện, kỹ năng đưa ra quyết định và sự tự tin của trẻ. Trẻ em và thanh thiếu niên được thực hành chánh niệm sẽ có nhiều khả năng giữ được bình tĩnh và đưa ra phản ứng có suy nghĩ đối với những sự việc gây căng thẳng và thất vọng. Khi trẻ lớn lên, việc suy nghĩ trước khi hành động sẽ giúp các em đối mặt được với những thử thách có thể gặp phải.
Nghiên cứu cho thấy rằng thực hành chánh niệm có lợi ích về mặt nhận thức cho trẻ em và thanh thiếu niên và có lợi cho chức năng điều hành. Các chức năng điều hành chịu trách nhiệm về khả năng sắp xếp thông tin, ghi nhớ chi tiết, lập kế hoạch, chú ý và tập trung của một người. Thực hành chánh niệm cũng hỗ trợ sự phát triển của trí tuệ cảm xúc, giá trị bản thân và sự kết nối với những người khác và với thế giới chúng ta đang sống. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể phát triển nhận thức về cách não bộ hoạt động, hiểu biết nhiều hơn về cảm xúc của bản thân và trở nên đồng cảm hơn với người khác.
Thực hành chánh niệm có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc và lạc quan. Trẻ em và thanh thiếu niên được thực hành chánh niệm có xu hướng bình tĩnh hơn và tận hưởng giấc ngủ ngon hơn. Điều này có thể dẫn đến các mối quan hệ xã hội tốt hơn giữa các học sinh khi các em nhận thức và kiểm soát tốt hơn cảm xúc và phản ứng của bản thân với người khác, đồng thời gia tăng sự đồng cảm.
“Cuối cùng, khi trẻ em và thanh thiếu niên hiểu rằng các em có thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, các em sẽ không chỉ đưa ra những lựa chọn tốt hơn mà còn cảm thấy khả năng tự kiểm soát nhiều hơn trong quá trình đưa ra quyết định của chính mình.” “The Very Well Family”.
Thực hành chánh niệm là sống trong giây phút hiện tại và điều đẹp đẽ ở đây chính là việc này có thể được thực hành bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Trẻ em vốn dĩ luôn đặt tâm vào thế giới xung quanh mình. Khi trẻ đang tìm kiếm những điều mới mẻ và thú vị trong thế giới của chính mình, ngay cả khi trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, các em đều tập trung vào một thứ đó. Bạn có thể khuyến khích con mình tập trung hoàn toàn vào một hoạt động và không để tâm trí của con bị dồn nén bởi những suy nghĩ khác. Có thể mất một chút thời gian để đạt được trạng thái chánh niệm này, nhưng nó rất đáng để thực hành. Một số hoạt động bao gồm:
- Tô màu – một cách tuyệt vời để con bạn tập trung vào một nhiệm vụ thú vị.
- Nhìn kỹ vào một cái gì đó thú vị, như nghiên cứu các chi tiết trên một chiếc lá.
- Đi bộ trong nhà, chú ý vào cảm nhận của tất cả các phần của bàn chân đối với bề mặt mà con đang đi.
- Đi bộ ngoài trời, cảm nhận cảm giác của chân đi trên cỏ hoặc trên cát.
- Nghe nhạc, tập trung vào lời bài hát hoặc một nhạc cụ nào đó.
Tốt nhất là nên đặt ra một khoảng thời gian mỗi ngày để trẻ em và thanh thiếu niên thực hành chánh niệm và đưa việc này vào thói quen hàng ngày của các em. Việc thực hành chánh niệm không bao giờ được sử dụng như một hình thức kỷ luật; mục đích là để tăng tính tích cực và học cách quản lý cảm xúc. Chọn thời gian “yên tĩnh” để ban đầu và khi đó thì không nên có bất kỳ phiền nhiễu nào khác.
Một khi các em đã học được kỹ năng này thì có thể sử dụng được nó trong bất kể tình huống nào gây mất tập trung hoặc gây lo sợ. Như đối với tất cả các hành vi khác, trẻ em học hỏi từ các hình mẫu mà các em được tiếp cận, vì vậy nếu cha mẹ và các nhà giáo dục có thể khuyến khích trẻ, thảo luận về những gì hiệu quả với trẻ và cho trẻ thấy rằng thực hành chánh niệm là một phần trong các nghi thức hàng ngày của trẻ, thì các em sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công hơn.
(Theo Green Shoots)
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Thiện Lành Như Phật: Trung Thực Siêu Năng Lực
Sách tương tác
60.000đ
Thiện Lành như Phật: Biết ơn là hạnh phúc
Sách tương tác
60.000đ
Hộp Hoan Hỷ
Hộp quà trẻ em
60.000đ
Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm
Sách tô màu
35.000đ