Thói quen tốt của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
Nhà tâm lý học Daniel Gorman đã từng nói: “Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên của con trẻ về cảm hứng học tập”.
Cha mẹ được coi là “giáo viên” đầu tiên của con trẻ – người dìu dắt con những bước đầu đời. Họ cũng là giáo viên quan trọng nhất đối với sự phát triển của con bởi mỗi lời nói và hành động của cha mẹ đều sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chúng.
Mỗi đứa trẻ giống như một tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Cha mẹ hạnh phúc thì đứa trẻ cũng sẽ được hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên quở trách, đánh mắng thì trẻ em lớn lên cũng sẽ thô bạo.
Có một câu nói hay, cha mẹ mới là giáo viên chủ nhiệm không bao giờ nghỉ hưu của con. Để nuôi dưỡng một đứa trẻ xuất sắc, trước tiên chúng ta phải trở thành cha mẹ có trình độ.
Đứa trẻ đối diện với cha mẹ không có khả năng nói chuyện thấu cảm sẽ thế nào?
Sống trong một gia đình như vậy, khi lớn lên, chỉ cần động một chút thôi cũng đủ để làm đứa trẻ nổi giận, hoặc là chúng sẽ sống trong nơm nớp lo sợ.
Nếu phụ huynh luôn luôn so sánh con với “con nhà người ta”, thì sẽ nuôi trong con trẻ suy nghĩ rằng chúng chẳng có bất kỳ giá trị nào và làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Có người từng nói rằng, đứa trẻ thà bị đâm bởi xương rồng còn hơn là nghe những lời chế giễu của cha mẹ. Trước kia có nhiều quan điểm cho rằng giáo dục đòn roi sẽ giúp trẻ ngoan hơn nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Thậm chí, “lợi bất cập hại”, nó còn mang lại nhiều tổn thương hơn là tính giáo dục.
Ngược lại thử nghĩ mà xem, nếu cha mẹ thường xuyên nói những điều tích cực, con sẽ trở thành người thế nào? Chẳng biết nữa, nhưng sẽ là một điều may mắn của cuộc sống của đứa trẻ nếu cha mẹ luôn sẵn sàng cởi mở để tâm sự và lắng nghe con, biết kiểm soát cảm xúc trong mọi hoàn cảnh. Từ đó xây dựng trong tiềm thức của trẻ cách nói chuyện dễ mến và khả năng quản lý cảm xúc.
Thay đổi cách giáo dục từ bạo lực thành hòa bình, như thế sẽ tăng cường sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái và đạt được mục tiêu giáo dục.
Nhà tâm lý học Daniel Gorman đã từng nói: “Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên của con trẻ về cảm hứng học tập”.
Tâm lý của cha mẹ, sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí của cả gia đình, và cũng sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ em sống. Có cha mẹ thường xuyên phàn nàn, con cái sẽ có nhiều năng lượng tiêu cực hơn, có cha mẹ tích cực và lạc quan, con cái sẽ tự tin hơn.
Trẻ em có nhận thức mạnh mẽ về cảm xúc của cha mẹ, chúng sẽ không thể không bắt chước cha mẹ, làm theo những gì cha mẹ chúng làm và coi đó là tiêu chuẩn cho cuộc sống.
Nhà tâm lý học người Mỹ Satya cũng lập luận: “Một người có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình, có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến cuộc sống sau này”.
Trong trái tim của trẻ em, gia đình là tổ ấm với tràn đầy sự ấm áp. Còn cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất. Một ngôi nhà, một gia đình có cha mẹ yêu thương nhau, luôn lạc quan và vui vẻ, là món quà tốt nhất cho con cái của họ.
Cha mẹ muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ lạc quan và tự tin, trước tiên họ phải điều chỉnh tâm lý của mình lạc quan và tích cực đối mặt với cuộc sống.
Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ thường nói dối con. Họ cho rằng trong những trường hợp đặc biệt, họ viện cớ rằng bắt buộc phải làm điều đó.
Cha mẹ nhiều lần nói dối con cái có thể khiến chúng mất đi niềm tin vào cha mẹ và cuộc sống. Thậm chí, chúng có thể học cách cha mẹ nói dối để lừa dối người khác.
Chỉ khi cha mẹ giữ lời hứa, thì đứa trẻ mới có thể tin tưởng cha mẹ nhiều hơn. Cha mẹ nêu gương cho con cái của họ, và con cái của họ sẽ trở thành một người giữ lời hứa trong cuộc sống và học tập.
Có một câu nói hay, để giáo dục con, tốt nhất là cha mẹ không bao giờ được ngừng học hỏi.
Nguyên nhân gốc rễ của việc con cái có ngoan ngoãn hay không nằm trong giáo dục gia đình. Cha mẹ xuất sắc, có cách kỷ luật đúng, là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của con. Ngược lại, nếu cha mẹ yêu cầu con cái của họ học tập chăm chỉ cả ngày, còn họ thì chỉ cúi đầu chơi điện thoại. Thứ nhất, trẻ em không có một bầu không khí học tập tốt. Thứ hai, không làm gương cho chúng.
Cha mẹ thích học tập, sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ. Bất kể ban ngày bận rộn như thế nào, buổi tối hãy dành thời gian đọc sách cùng con, như vậy cũng sẽ hình thành thói quen tốt cho chúng.
(Theo phunuvietnam.vn)
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Vui cùng Sen sún: ngày Phật ra đời!
Sách tô màu
28.000đ
Ghim cài áo tràng 3D nổi Đức Phật Thích Ca...
Ghim cài áo
95.000đ
Combo 6 quyển Sách Tương Tác, Tô Màu Ngụ Ngôn...
Sách tương tác
150.000đ
Thiện Lành như Phật: Nhẫn nhịn là sức mạnh
Sách tương tác
60.000đ