Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng

  totdepeditor

  0

  21/04/2023

Người mẹ, Phật giáo và tâm lý học về sự phát triển của trẻ con

image 5

Mẹ là những người dạy cho chúng ta đầu tiên về sự kết nối từ chính sự sống, không có phương pháp nào thay thế được…

GNO – Câu chuyện thích thú của tôi về mẹ là từ tác giả đoạt giải Nobel Toni Morrison với cuốn tiểu thuyết The Bluest Eye. Câu chuyện về một bé gái tên là Claudia lớn lên ở Ohio, trong cùng một thị trấn với Toni Morrison.

Mẹ của Claurida hay la mắng cô và rất khe khắt với cô. Một hôm, Claudia bị cảm lạnh và ho, mẹ cô la mắng cô với những lời lẽ cay cú rồi đưa Claudia vào giường. Sau đó, mẹ cô vào thoa dầu Vicks khắp ngực cô, quàng cổ và đắp mền cho cô, bảo cô chịu khó nằm như vậy. Nhưng một lúc sau, Claudia tung mền ra. Mẹ cô lại nổi giận, bà lại la cô với những lời lẽ gay gắt. Claudia vừa cố ngủ vừa khóc, cảm thấy có lỗi rằng đã bị bệnh. Nhưng cũng trong đêm đó khi cô ho, cô nghe tiếng mẹ cô bước vào. Mẹ cô sửa lại tấm choàng trên cổ cô, sửa lại mền, rồi đặt nhẹ bàn tay lên trán cô. Claudia cảm nhận được sự lo lắng của mẹ cô. Sau này, mỗi khi nhớ lại lúc đó là cô nhớ đến một người không muốn cho cô chết.

Tín hiệu rằng có một người lo lắng săn sóc cho mình, không muốn cho mình chết, là một tín hiệu mạnh mẽ và được bày tỏ từ các bà mẹ bằng nhiều cách khác nhau. Cảm giác về sự thương yêu mà Claudia nhận từ mẹ không phải từ những lời nói của mẹ, nhưng từ bàn tay của mẹ. Điều này có thể là thực tế đối với nhiều người trong chúng ta. Với tôi, điều đó là sự thật. Tình thương tôi cảm nhận được từ mẹ tôi không đến nhiều từ những lời bà nói, nhưng từ bàn tay của bà. Mỗi khi nghĩ đến những thời gian ấm cúng với mẹ, tôi nghĩ đến những điều bà làm, không phải những lời bà nói.

Giống như Claudia, mẹ tôi cũng có khi rầy mắng tôi. Có một lần tôi về nhà với bàn tay bị cắt chảy máu khi chơi ở một công trường xây dựng. Mẹ tôi la mắng tôi. Lúc đó tôi cảm thấy quả thật là bất công. Tôi bị đau và chảy máu mà lại còn bị la mắng. Nhưng điều quan trọng là bà đã băng bó cho tôi, và bây giờ tôi hiểu sự nổi giận của bà, giống như mẹ của Claudia, đến từ sự lo lắng, lo lắng rằng tôi đã gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm có thể sẽ tái diễn nếu bà không ngăn chặn.

Nhưng đó không phải là tất cả những điều tôi nhớ về mẹ. Tôi nhớ mẹ tôi ngồi may áo quần cho tôi. Nhớ lại khi tôi đứng bên cạnh chiếc máy may, nhìn mẹ tôi làm việc khéo léo, tôi cảm thấy tự hào và có cảm giác rằng tôi đã may mắn có được một người mẹ chăm sóc cho mình. Tôi cũng nhớ những lúc mẹ tôi làm đồ ăn cho tôi, nhớ những lúc ở trong nhà bếp nhìn mẹ tôi làm bánh chuối. Tôi thích loại bánh đó và thường có cảm giác rằng mẹ tôi chỉ làm loại bánh đó cho riêng tôi.

Tôi cũng nhận thấy cùng loại tình thương được bày tỏ qua hành động đó nơi vợ tôi là Yoshiko đối với mấy đứa con. Nàng là một người biết nấu ăn, nhưng chưa bao giờ làm bánh cho đến khi mấy đứa con của chúng tôi hơi lớn. Lần đầu tiên nàng làm bánh thì quả thật là tệ. Nàng đặt những chiếc bánh gần nhau trên một chiếc mâm, khi nướng chúng nhão ra và dính với nhau thành một khối.

Những chiếc bánh nàng làm vừa cứng vừa khô, không đủ ngọt. Nhưng những điều đó không hề gì với mấy đứa trẻ. Chúng thích những chiếc bánh này, và tôi nghĩ rằng có thể là vì đó là những chiếc bánh do mẹ chúng làm bằng chính bàn tay của mẹ. Đó phải là lý do chứ không thể do mùi vị của bánh. Trong một năm, tài làm bánh của Yashiko tiến bộ lên nhiều. Nhưng điều quan trọng về những chiếc bánh của nàng làm không phải là mùi vị. Chính là nàng đã làm những chiếc bánh đó cho những đứa con. Nàng không làm cho tôi và nàng cũng không làm cho nàng.
Tôi nhớ mẹ tôi ngồi may áo quần cho tôi. Nhớ lại khi tôi đứng bên cạnh chiếc máy may, nhìn mẹ tôi làm việc khéo léo, tôi cảm thấy tự hào và có cảm giác rằng tôi đã may mắn có được một người mẹ chăm sóc cho mình. Tôi cũng nhớ những lúc mẹ tôi làm đồ ăn cho tôi, nhớ những lúc ở trong nhà bếp nhìn mẹ tôi làm bánh chuối. Tôi thích loại bánh đó và thường có cảm giác rằng mẹ tôi chỉ làm loại bánh đó cho riêng tôi.

Mối liên hệ giữa mẹ và con biểu hiện nhiều khía cạnh của đạo Phật. Ngành tâm lý học về sự phát triển của trẻ con của Tây phương cho chúng ta biết rằng đầu tiên không có sự cách biệt giữa mẹ và con. Khi đứa trẻ phát triển trong bào thai, người mẹ và đứa con là một. Không có sự phân ly nào; cả hai gắn liền với nhau.

Do đó, khi đứa trẻ mới sinh ra, nó không có một cảm giác nào về sự ngăn cách với người mẹ và thế giới xung quanh. Tất cả vẫn còn gắn bó. Ý thức về sự riêng biệt và nhận diện về cá thể không phải là những thứ có sẵn từ khi chúng ta mới lọt lòng mẹ. Đó là những thứ mà chúng ta xây đắp qua thời gian theo một tiến trình mà các nhà tâm lý học gọi là tiến trình phân ly và cá nhân hóa. Margaret Mahler gọi tiến trình này là “sự sinh sản tâm lý của đứa trẻ”.

Trước tiên, là sự sinh sản thuộc vật lý, ở đó sự phân ly vật lý ra khỏi người mẹ theo một con đường đầy ấn tượng và đáng chú ý. Tiếp theo là sự sinh sản thuộc tâm lý, một sự sinh sản tinh tế hơn xảy ra một cách chậm chạp qua một thời gian kéo dài. Ở đó, chúng ta xây đắp ý thức về tính riêng biệt đối với mẹ và thế giới chung quanh để phát triển một sự nhận diện về cá thể. Và tâm lý học Tây phương chỉ đi đến chỗ này rồi dừng lại. Nhưng đạo Phật bảo chúng ta hãy đi xa hơn.

Là một đứa trẻ, chúng ta cần xây dựng một ý thức về sự riêng biệt của cái ngã. Đó là cách chúng ta học hỏi để thực hiện những chức năng trong thế giới. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần vượt khỏi việc xây dựng cái riêng biệt và nhìn thấy mối liên hệ hỗ tương giữa chúng ta và thế giới. Chúng ta cần kết nối trở lại. Dogen Zenji, người lập ra phái Thiền Tào Động ở Nhật Bản, lưu ý chúng ta rằng học Phật là học về cái ngã, và học về cái ngã là quên đi cái ngã trong việc hợp nhất với cái lớn hơn.

Để phát triển đúng với tư cách của người Phật tử, chúng ta cần kinh nghiệm chính chúng ta là một cái gì khác hơn chỉ là cái ta cá thể hay bản ngã. Chúng ta cần trở về sự kết nối với cái lớn hơn. Có thể chúng ta bắt đầu bằng việc tìm lại sự kết nối trong gia đình, trong sự gắn bó đặc biệt giữa mẹ và con. Sau đó, chúng ta chuyển sự kết nối và tương liên đó đến cộng đồng của chúng ta, và rồi đến toàn thế giới. Chúng ta làm điều đó một cách hài hòa; chúng ta tạo sự hài hòa trong gia đình rồi tiến đến sự hài hòa với toàn thế giới.

Một điều lý thú là khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Trong văn hóa Nhật Bản khoảng cách đó ít hơn trong truyền thống Tây phương. Tôi để ý điều này lần đầu khi tôi đến Nhật mấy năm về trước. Tôi ăn cơm tối với một số người thân của vợ tôi và chúng tôi trò chuyện một cách tự nhiên về những điểm tương đồng và dị biệt giữa Hoa Kỳ và Nhật. Vì tôi được giới thiệu là một sinh viên ngành phát triển trẻ em, một người Nhật cùng ăn tối hỏi tôi một câu hỏi mà tôi nghĩ đã làm cho anh thắc mắc một thời gian. Anh quay sang tôi với vẻ bối rối hỏi: “Có phải như người ta nói rằng ở Hoa Kỳ cha mẹ khó khăn với con cái họ?”. Tôi thú thật rằng tôi có chút ngạc nhiên với câu hỏi này.

Từ trước tôi vẫn có định kiến rằng cha mẹ Nhật nghiêm khắc với con cái hơn. Cha mẹ Nhật đã chẳng bắt buộc con cái học hành rất nghiêm ngặt, chúng phải lại đến trường sau khi đi học về đó sao? Cảm thấy có điều gì lạ lùng, tôi hỏi lại: “Ý anh muốn nói gì?”. Anh ấy trả lời: “Anh cho tôi biết điều đó có đúng hay không, nhưng tôi nghe nói rằng ở Hoa Kỳ cha mẹ cho trẻ con vào căn phòng riêng và để cho chúng ngủ một mình?”. Câu hỏi của anh mở ra cho tôi một sự việc mới. Lạ thật, trước đây tôi chưa hề nghĩ đến điều này, nhưng tôi phải công nhận rằng đó là sự thật.
Chúng ta cần trở về sự kết nối với cái lớn hơn. Có thể chúng ta bắt đầu bằng việc tìm lại sự kết nối trong gia đình, trong sự gắn bó đặc biệt giữa mẹ và con. Sau đó, chúng ta chuyển sự kết nối và tương liên đó đến cộng đồng của chúng ta, và rồi đến toàn thế giới. Chúng ta làm điều đó một cách hài hòa; chúng ta tạo sự hài hòa trong gia đình rồi tiến đến sự hài hòa với toàn thế giới.

Tôi nhận ra rằng cách nuôi dạy con theo cách khuyến khích việc tách rời sớm giữa mẹ và con phản ảnh một hệ thống giá trị Âu – Mỹ là coi trọng cá nhân chủ nghĩa và sự độc lập. Người Tây phương có khuynh hướng nhấn mạnh vào sự riêng biệt và độc lập của trẻ con. Trong khi đó, những nhóm văn hóa khác như Nhật Bản thì đánh giá cao sự kết nối và tương liên, và từ đó, ít có khoảng cách vật lý giữa mẹ và con.

Theo thông lệ, người mẹ Nhật ngủ với con và ẵm con đi chỗ này chỗ nọ trong một chiếc túi đeo trong một thời gian dài đối với một số người Tây phương. Sự khác biệt này được một cụ già hàng xóm rất tử tế làm cho tôi thấy rõ khi khi cụ bày tỏ mối quan tâm rằng đứa con trai thứ hai của chúng tôi là Noah sẽ không được tập đi vì Yoshiko ẵm nó suốt ngày. Việc đó tỏ ra không tự nhiên đối với cụ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những bà mẹ Nhật có khuynh hướng nói chuyện với con về mối liên hệ nhiều hơn là những bà mẹ Âu Mỹ, và những bà mẹ Âu Mỹ dường như hay nêu ra những vấn đề cá nhân và những sự việc liên quan đến vấn đề cá nhân.

Những dị biệt văn hóa về khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con, và cách nhìn thế giới khác nhau mà những nền văn hóa này phản ảnh, có thể làm cho Phật giáo có chút khó khăn hơn đối với chúng ta, những người sống ở phương Tây, khi tìm hiểu. Bạn đồng nghiệp với tôi dạy về tôn giáo có lần nói với tôi rằng lão sư Kyozan Joshu, một vị thiền sư Nhật Bản, có lần hỏi anh ta điều gì trong cách nhìn thế giới của người Tây phương làm cho Phật giáo khó hiểu đối với họ? Dường như vị lão sư suy nghĩ về việc ngài dạy cho các tu sĩ cả ở Nhật Bản và Hoa Kỳ và cảm thấy rằng việc dạy ở Hoa Kỳ khó khăn hơn nhiều. Tôi nghĩ một phần của câu trả lời cho câu hỏi của lão sư có thể là ở trong cách chúng ta chăm sóc con cái.

Cách dạy con của người Tây phương chú trọng vào tính riêng biệt và sự độc lập hơn là cách dạy con trong những nền văn hóa hướng về tập thể. Kết quả là nó tạo ra sự khó khăn cho chúng ta lúc trưởng thành khi muốn từ bỏ tính riêng rẽ để trở thành một phần tử có mối liên hệ hỗ tương trong biển pháp rộng lớn và không hình tướng. Tuy nhiên, tôi biết từ kinh nghiệm bản thân rằng chúng ta có thể thực hiện điều đó! Chúng ta có thể bắt đầu từ bỏ tính riêng rẽ và cảm thấy mình là một phần tử của pháp đang là. Và ở một mức độ nào đó, có thể chúng ta cảm ơn mẹ của chúng ta. Chính những bà mẹ là những người dạy cho chúng ta đầu tiên về sự kết nối.

Kurt Kowalski
Lại Như Bằng lược dịch.

(Theo báo Giác Ngộ)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn có thể quan tâm

MKT TLNP LNDKD 01

Thiện Lành như Phật: Lắng nghe điều kỳ diệu

Sách tương tác

60.000đ

Lắng nghe điều kỳ diệu là quyển sách thứ 4 được ra mắt trong bộ sách Thiện lành như Phật dành cho các bé ở khoảng từ 6 - 12 tuổi. Lắng nghe là một...
MKT CDTC 01

Chạm đến tim con – Thích Nhật Từ

Sách cho phụ huynh

99.000đ

Chạm đến tim con - sách đọc thực hành đột phá giúp cha mẹ kết nối sâu sắc với con cái qua lời dạy của Phật. Khám phá ngay hành trình trở thành cha mẹ...
Tap hoc sinh

Tập học sinh 96 trang Tốt Đẹp

Tập học sinh

8.000đ

Tập học sinh Là một người bạn đồng hành cùng con trẻ trên con đường tiếp thu những tri thức từ sơ khai đến vững vàng, tập vở học sinh chính là nơi lưu trữ,...
MKT TLNP NHTGD 01

Thiện Lành như Phật: Nhân hậu thật giản đơn

Sách tương tác

60.000đ

"Nhân hậu thật giản đơn" là quyển thứ 3 được ra mắt trong bộ truyện tương tác Thiện lành như Phật. Quyển sách không chỉ là hành trình khám phá về lòng tốt, sự nhân...