Nghiên cứu của Đại học Yale: Càng đọc nhiều sách, bạn càng sống lâu
Khi bạn mất phương hướng, sách có thể chiếu rọi cho bạn; khi bạn mệt mỏi, sách có thể truyền cho bạn động lực; khi bạn thấy nhàm chán, sách có thể đem lại thêm niềm vui; khi bạn đau đớn, sách có thể chữa lành vết thương.
Đại học Yale có một nghiên cứu nổi tiếng mang tên “Mỗi ngày một chương: Mối quan hệ giữa việc đọc và tuổi thọ”.
Nghiên cứu được thực hiện ở những người trên 50 tuổi, và họ được chia thành 3 nhóm:
Một nhóm không có thói quen đọc sách; một nhóm kiên trì đọc nửa giờ mỗi ngày; nhóm còn lại kiên trì thời gian đọc lâu hơn.
Cuộc thử nghiệm kéo dài 12 năm và sau khi theo dõi hơn 3.500 người, kết luận đã được đưa ra:
So với những người không thích đọc sách, việc đọc nửa giờ mỗi ngày có thể giúp làm giảm 17% nguy cơ tử vong, đọc hơn nửa giờ mỗi ngày có thể giảm 20% nguy cơ.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh tuổi thọ của những người đọc sách và những người không đọc sách, và nhận thấy rằng những người đọc sách sống lâu hơn trung bình 2 năm so với những người không đọc sách.
Nghiên cứu này đã làm mới nhận thức của nhiều người:
Nó chỉ ra rằng độ dài của tuổi thọ không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống và tập thể dục, mà còn liên quan đến việc đọc sách.
Khổng Tử sống thọ 73 tuổi, trong điều kiện xã hội bấy giờ, đó có thể coi là sống rất lâu.
Lỗ Ai Công từng hỏi Khổng Tử về vấn đề tuổi thọ và đọc sách: “Người đọc sách thì sẽ sống thọ?”
Khổng Tử kiên định đáp: “Tất nhiên.”
Trên thế giới có rất nhiều hoạt động có lợi cho thể chất và tinh thần, và đọc sách là một trong những hoạt động không nên bỏ qua.
Khi bạn mất phương hướng, sách có thể chiếu rọi cho bạn; khi bạn mệt mỏi, sách có thể truyền cho bạn động lực; khi bạn thấy nhàm chán, sách có thể đem lại thêm niềm vui; khi bạn đau đớn, sách có thể chữa lành vết thương.
01
Đọc sách, có thể giữ cho bộ não khỏe mạnh
Dạo gần đây, khi nói chuyện với bạn bè, tôi nhận ra hầu như tất cả đều có chung một cảm nhận:
Khi chúng ta già đi, bộ não dường như không còn linh hoạt như trước nữa.
Trí nhớ càng ngày càng kém, những thông tin trước đây từng rất nhờ giờ cũng không nhớ nổi;
Sự nhanh nhạy của tư duy giảm sút, mất nhiều thời gian để phản ứng khi gặp vấn đề;
Hiệu quả học tập cũng giảm sút, hiện tại, nếu học thêm nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới, sẽ luôn cảm thấy đầu óc mình hơi đờ đẫn và chậm chạp.
Khoa học hiện đại cho thấy:
Thực chất của quá trình lão hóa của con người là sự già đi của các tế bào, đặc biệt là sự lão hóa của tế bào não.
Trong “Thuyết tiến hóa” của Darwin, ông đã từng đề cập đến lập luận “sử dụng hoặc đánh mất”: Tế bào não của con người dù chết đi hàng ngày, nhưng chúng cũng được tái sinh mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên cho não, duy trì lưu lượng máu trong não trôi chảy sẽ giữ cho các chức năng khác nhau của cơ thể ở “trạng thái tốt nhất”.
Ji Xianlin (nhà Ấn Độ học, nhà ngôn ngữ học, nhà cổ sinh vật học, nhà sử học và nhà văn người Trung Quốc) trong suốt cuộc đời mình mắc phải khá nhiều bệnh, sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, khi còn nhỏ, ông thường sống trong cảnh ăn hết bữa này không có bữa sau, đến tuổi trung niên lại mắc hai căn bệnh ung thư, nhưng dù vậy, ông vẫn sống đến 98 tuổi.
Ông thường đạp xe quanh khuôn viên trường như một thanh niên.
Ông nói: “Nếu đọc sách cũng được xem là một sở thích, vậy thì sở thích duy nhất của tôi là đọc sách”.
Ông thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày và sử dụng khoảng thời gian trước khi đi làm để nghiên cứu và học hỏi thêm. Ông kiên trì như vậy trong hơn 60 năm. Căn phòng của ông luôn là căn phòng sáng nhất Đại học Bắc Kinh lúc bấy giờ.
Trong những năm cuối đời, mặc dù đã bước qua tuổi nghỉ hưu, Ji Xianlin vẫn luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp học tập.
Ngay cả khi đã 80 tuổi, ông vẫn hoàn thành tác phẩm học thuật “Đường sử” với hơn 730.000 chữ.
Khi nói về bí quyết trường thọ, Ji Xianlin cho biết:
“Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi hơn 90 năm qua, đừng bao giờ để đầu óc nhàn rỗi, hãy luôn để tâm trí được hoạt động. ‘Dùng não hại thần’, câu nói này không còn giá trị nữa, theo tôi thấy, để não được vận động sẽ giúp chúng ta sống lâu hơn.”
Đọc sách cũng giống như làm “bài tập cho não”. Đọc sách thường xuyên có thể khiến não hoạt động hoàn toàn và tăng cường sức mạnh cho não.
Giáo sư Shi Shuqing, một trong bốn chuyên gia thẩm định có tiếng ở Trung Quốc, coi đọc sách như một công thức tốt cho sức khỏe ở tuổi già của mình.
Ông nói: “Tôi nghĩ đọc sách rất tốt cho thể lực. Đọc những bài thơ hay và tao nhã rất tốt cho việc chữa bệnh dạ dày; đọc những cuốn truyện cười hay sách hài hước rất tốt cho việc điều trị suy nhược thần kinh; đọc tiểu thuyết có thể giúp bệnh nhân tập trung và giúp hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.”
Cả Shi Shuqing 85 tuổi và Ji Xianlin 98 tuổi đều đang nói với chúng ta một đạo lý:
Đọc sách rất có lợi cho sức khỏe.
02
Đọc sách, có thể chữa lành tâm bệnh
Shakespeare từng nói: “Sách là chất dinh dưỡng có mặt trên toàn thế giới”.
Trong cuộc sống, có một loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, và đó chính là sách.
Một nghiên cứu của một trường đại học Anh cho thấy, đọc sách trong 6 phút có thể loại bỏ 60% căng thẳng trong cơ thể con người.
Hiệu quả giải nén của nó lớn hơn nhiều so với nghe nhạc, đi bộ, uống trà và chơi game.
Năm 1992, một thanh niên bị trầm cảm nặng do căng thẳng quá độ.
Đêm nào anh cũng không ngủ được, khó giao tiếp với mọi người, cân nặng của giảm từ 80kg xuống còn 55kg.
Thậm chí, anh nhiều lần có ý nghĩ ra đi nhưng may mắn được gia đình phát hiện.
Sau đó, dưới sự thuyết phục của gia đình, anh đã đồng ý điều trị tâm lý, nhưng sau nhiều lần điều trị tâm lý, các triệu chứng của bệnh vẫn không thuyên giảm.
Cứ như vậy, chàng trai trẻ này đã chiến đấu với bệnh tật suốt 5 năm.
Cuối cùng, thứ thực sự chữa khỏi bệnh cho anh không phải là một loại thuốc nào đó cho hiệu nghiệm cao, mà là một cuốn sách.
Trong sách, có một câu khiến anh thức tỉnh: “Hoa chưa nở hết trăng chưa tròn”.
Hoa đẹp nhất khi hoa chưa nở hết, trăng đẹp nhất khi trăng chưa tròn.
Đọc được câu nói, anh bỗng tỉnh ngộ: “Đọc sách chính là đang đọc chính mình, là đang nâng cao bản thân.
Nếu không đọc nhiều sách, không đọc nhiều người, tôi làm sao có thể hiểu ra rằng mình cần chấp nhận những khiếm khuyết?
Sau khi chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân, tôi thấy mình trở nên hoàn hảo hơn nhiều rồi.”
Khi tâm được khai sáng, trầm cảm cũng dần dần biến mất.
Người thanh niên ấy chính là Bai Yansong. (một nhà bình luận tin tức, nhà báo Trung Quốc cho Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đóng vai trò là người dẫn dắt chính trong các câu chuyện như Thế vận hội Sydney và trận động đất Tứ Xuyên năm 2008…)
Lục Du, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc từng mượn thơ để nói rằng, khi âu sầu có thể tìm tới rượu, nhưng khi vô cùng chán nản, chỉ có đọc sách mới là phương thuốc chữa lành tốt nhất.
Khi bạn cảm thấy cô đơn, bạn đọc được câu “tất cả mọi sự huy hoàng trong cuộc sống đều được đánh đổi bằng sự cô đơn” trong cuốn “Trăm năm cô đơn”, bạn sẽ bắt đầu thử làm phong phú bản thân trong sự cô đơn.
Khi bạn đang gặp khó khăn, đọc cuốn “Caigentan”, bạn sẽ dừng oán than lại, tiếp tục cố gắng hết sức.
…
Sống trên đời, không có cuộc sống của ai là không có phiền não, và đọc sách, chính là liều thuốc giải tốt nhất.
03
Đọc sách, để có một tâm hồn trẻ mãi không già
Con người ta luôn già đi từ trong “tim”, nếp nhăn có liên quan tới tuổi trẻ, nhưng không hề liên quan tới khí chất.
Zheng Nian, người được mệnh danh là “Mỹ nữ cuối cùng của Trung Quốc”, mặc dù cuộc đời phải trải qua rất nhiều thắng trầm, nhưng tới cuối đời, ở bà vẫn toát lên phong thái ngời ngời, khí chất và đẹp lão.
Sinh ra trong thời kì chiến tranh vẫn đang xảy ra, khi ở trong tù, bà phải chịu đựng sự tra tấn và hành hạ tinh thần đến mức bầm dập và kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần.
Vì vậy, bà đắm mình vào đọc thơ để thoát khỏi những đau đớn, cực hình của cuộc đời.
Sau khi mất chồng và con gái, bà chọn cách rời khỏi nơi đau lòng và sống một mình ở nước ngoài.
“Ở Mỹ, một người già không nhà, không con, không người thân, thật sự rất khó khăn, vất vả.” Zheng Nian từng nói về cuộc đời của mình.
Nhưng cú đánh lớn không làm bà gục ngã, bà cố gắng kìm chế nỗi đau và tập trung vào việc đọc và sáng tác.
Mỗi ngày vào lúc 10 giờ sáng, bà bắt đầu bước vào thư phòng.
Trước bàn làm việc của bà luôn có một bông hoa, nhờ nó, căn phòng cũng trở nên tràn đầy sức sống.
Trong thời gian này, bà đã viết ra cuốn hồi kí “Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải”, cuốn sách đã gây chấn động ngay sau khi xuất bản ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và đã được tái bản nhiều lần.
Có người từng nhận xét về bà rằng:
“Khuôn mặt của Zheng Nian sẽ luôn khiến mọi người cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo và yên bình.”
Năm tháng có thể làm phai nhạt lớp trang điểm, chỉ có khí chất của người đọc sách mới có thể tồn tại theo năm tháng, hơn nữa còn ngày càng phong phú.
Đọc sách giúp tăng cường trí tuệ, tinh luyện khí chất, thanh lọc tâm hồn và khiến cuộc sống tràn ngập ánh nắng.
Những người thích đọc sách thường nhìn thế giới với một trái tim trong sáng, sống hết mình với một trái tim vui tươi, yêu thương thế giới với một trái tim nhiệt huyết và loại bỏ những trở ngại với một trái tim kiên cường.
Bởi lẽ họ biết rằng, tuổi trẻ không chỉ là thái độ sống, mà còn là sự lựa chọn của giá trị quan.
Những người thích đọc sách luôn có thể điềm tĩnh giữa cuộc sống khó khăn và tìm ra con đường sống cho riêng mình.
Người khôn ngoan như vậy mới có thể bình thản đối mặt với chông gai, thăng trầm của cuộc đời, và theo thời gian, cái “tâm” của họ sẽ vĩnh viễn không già đi.
04
Đọc sách là hành trình tu luyện đáng giá nhất trong cuộc đời của một người.
Thông qua đọc sách, bạn có thể cải thiện tính khí và hình thành khí chất của mình.
Nếu bạn đọc nhiều hơn, tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng và cuộc sống sẽ tràn ngập những điều tích cực.
Đọc nhiều hơn và bạn sẽ trường sinh bất lão trong suốt phần đời còn lại của mình, và cũng sẽ chỉ trở nên tốt hơn.
(Theo cafebiz.vn)
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Ngụ Ngôn Nhân Quả: Lời Thì Thầm Của Gió
Sách tô màu
25.000đ
Thiện Lành như Phật: Nhẫn nhịn là sức mạnh
Sách tương tác
60.000đ
Combo 6 quyển Sách Tương Tác, Tô Màu Ngụ Ngôn...
Sách tương tác
150.000đ
Ngụ Ngôn Nhân Quả: Bé Hạt Mầm học lớn
Sách tô màu
25.000đ