Màu sắc của cờ Phật giáo – Nét đẹp tinh hoa của đạo Phật
Cờ Phật giáo là một biểu tượng quan trọng của đạo Phật, được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ và hoạt động Phật giáo. Lá cờ Phật giáo có năm giải màu nằm dọc, từ trên xuống dưới lần lượt là xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam là biểu trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Mỗi màu sắc trên lá cờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những giá trị tinh hoa của đạo Phật, nêu biểu gắn với Ngũ căn Ngũ lực.
Là những phương pháp tu học Phật quý báu có thể đưa người tu hành từ địa vị phàm phu đến các Thánh quả trong ba thừa.
Mỗi màu sắc có ý nghĩa, sự phân biệt khác nhau:
Màu trắng: tượng trưng Tín căn
Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh tấn căn
Màu vàng: tượng trưng cho Niệm căn
Màu xanh dương: tượng trưng cho Định căn
Màu da cam: tượng trưng Huệ căn.
Ngũ căn
Là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
Luận Trí Độ, quyển thứ mười, giải rằng: “Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn”. Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.
Chúng là sự phục sức trang nghiêm, là phương tiện công hiệu giúp người tu học thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả.
1. Tín căn:
Là lòng tin mạnh mẽ vững chắc. Lòng tin này không giống như lòng tin mù quáng, vô điều kiện, bất chấp lý trí của phần nhiều ngoại đạo. Lòng tin ở đây là con đẻ của lý trí, là kết quả của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng.
2. Tấn căn:
Tấn là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui. Nếu đã có lòng tin chắc chắn mà không tinh tấn thực hiện, làm theo những điều mình tin, thì lòng tin suông ấy trở thành vô dụng, không đưa chúng ta đến đâu cả.
3. Niệm căn:
Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ những gì? Mục tiêu của niệm là nhớ nghĩ đến những phương pháp thực hành: Niệm thí (tu tập bổ thí); Niệm giới (việc trì tịnh giới đoạn trừ phiền não); Niệm thiên (nhờ nghĩ đến cách tu tập 4 thiền định, để thanh lọc hết các phiền não).
4. Định căn:
Định hay tịnh lự do dịch nghĩa chữ Phạn là Dhyana (Thiền na). Định là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó.
5. Huệ căn:
Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trí huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm.
Ngũ Lực
Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.
1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.
2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.
3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.
4. Định lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.
5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.
Nói một cách tổng quát, những sức mạnh này là kết quả thu đạt được do sự kiên cố tu luyện của Ngũ căn. Nó như là một ngọn lửa bật lên sau khi người ta đã nỗ lực cọ sát hai cây củi vào nhau để lấy lửa.
Lá cờ Phật giáo không chỉ là một biểu tượng đẹp đẽ mà còn là một lời nhắc nhở về những giá trị tinh hoa của đạo Phật. Người Phật tử khi nhìn thấy lá cờ Phật giáo sẽ nhớ đến những giáo lý cao thượng của Đức Phật, từ đó nỗ lực tu tập để đạt được giác ngộ, giải thoát.
Ngoài ý nghĩa của từng màu sắc, lá cờ Phật giáo còn có ý nghĩa tổng thể là thể hiện sự hòa hợp giữa các tôn giáo, văn hóa, dân tộc. Lá cờ Phật giáo là một biểu tượng của hòa bình, yêu thương và sự hiểu biết, là cầu nối gắn kết các dân tộc trên thế giới.
(phatgiao.org.vn)
Sách Tốt Đẹp – Sách Phật cho bé
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Hộp Hoan Hỷ
Hộp quà trẻ em
60.000đ
Ghim cài áo tràng 3D nổi Đức Phật Thích Ca...
Ghim cài áo
95.000đ
Sắc màu của Bụt: Hành trình tâm linh vòng quanh...
Sách tô màu
135.000đ
Thiện Lành Như Phật: Trung Thực Siêu Năng Lực
Sách tương tác
60.000đ