Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng

  Nguyễn Tiến

  0

  05/04/2024

ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG 

“ Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra “ 
                                                                                                      Trích sưu tầm 

Mùa Vu Lan sắp đến rồi, hãy chuẩn bị những hành trang thật vững chắc để báo hiếu cha mẹ nhé các quý Phật tử. Trân trọng màu hoa cài trên ngực trái, cố gắng theo kịp tốc độ già đi của bố mẹ nhé. 

Vu Lan Báo Hiếu, hay còn gọi là Lễ Vu Lan, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mang ý nghĩa báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Vu Lan báo hiếu
Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan là gì? 

Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, được tổ hằng năm vào ngày Rằm tháng 7 với mục đích tri ân công đức to lớn của cha mẹ. 

Lễ Vu Lan không đơn thuần là tín ngưỡng tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội bày tỏ tình cảm”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với “mái nhà” của chính mình, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Ngày lễ Vu Lan được xem là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn, đền ơn đáp nghĩa như một biểu hiện và cư xử văn hóa chuẩn mực mà mỗi người con nên hưởng ứng. 

Nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo truyện kể Phật giáo tương truyền rằng, Bà Thanh Đề (tức là mẹ của Mục Kiền Liên) thường có thói quen sát sanh, lời nói và hành động cọc cặn, không tin Phật pháp.  

Khác với mẹ mình, Mục Kiền Liên là một chàng trai hiền lành, hiếu thảo, biết giúp đỡ người khác và một lòng làm những điều tốt đẹp cho đời. Sau khi bà Thanh Đề mất, bằng thần phép của chính mình, Ngài đã nhìn thấu tình cảnh mẹ mình đã tái sinh làm ngạ quỷ, chịu cảnh đói khát khổ sở. 

Là một người con hiếu thảo, Mục Kiền Liên không thể chịu đựng hay bỏ mặc mẹ mình, Ngài đã dụng tâm mang thức ăn đến cho bà, nhưng hễ thức ăn đến gần tay mẹ ông là hóa thành than rực lửa. Xót thương cho người mẹ, Mục Kiền Liên đã cầu xin Đức Phật và nhận được gợi ý từ ngài là: “Phải nhờ đến sức mạnh của chúng Tăng Ni, cùng nhau trì chú, cầu nguyện thì mẹ con mới được giải thoát”. 

Mục Kiền Liên nghe và làm theo lời Phật dạy, Ngài lập đàn cúng dường trai vào Rằm Tháng Bảy. Nhờ vào lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên và công đức của đại chúng mà Bà Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. 

Từ đó, người dân lấy ngày này ( tức Rằm tháng Bảy) hằng năm là ngày Vu Lan báo hiếu, nhắc nhở những người con Phật hãy học tập Bồ Tát Mục Kiền Liên báo hiếu cha mẹ. 

Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu  

Bày tỏ lòng hiếu thảo

Lễ Vu Lan là dịp để con cái thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đây là truyền thống đạo đức tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Nhắc nhở các người con hãy noi gương Bồ Tát Mục Kiền Liên báo hiếu cha mẹ. 

Tôn vinh giá trị gia đình

Lễ Vu Lan giúp nhắc nhở về tầm quan trọng của gia đình, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tình cảm và là chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người. Cha mẹ vẫn còn là cả bầu trời yêu thương đang còn vấn vương bên bạn, trân trọng tình cảm gia đình nhé! 

Nhắc nhở về luật nhân quả

Sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ là lời nhắc nhở về luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều có nguyên nhân và kết quả. Lễ Vu Lan là dịp để con người suy ngẫm về lời dạy này và sống tốt hơn.

Hoạt động nổi bật của lễ Vu Lan trong Phật giáo 

Theo phong tục của Việt Nam từ xa xưa đến nay, vào ngày Rằm Tháng Bảy, các Phật tử sẽ lần lượt về những ngôi chùa để thực hiện các hoạt động vào Mùa Vu Lan. Nổi bật nhất là các hành động như: Nghi thức “Bông hồng cài áo”, tĩnh tâm nghe các quý sư thầy thuyết pháp về cha về mẹ, thả hoa đăng ước nguyện điều lành,….. 

Nghi thức “Bông hồng cài áo” 

sách Bồng Hồng Cài Áo cho thiếu nhi
sách Bồng Hồng Cài Áo cho thiếu nhi

Đây là một nghi thức đặc biệt chỉ có tại Việt Nam vào ngày Vu Lan báo hiếu, các người con sẽ cùng gia đình của chính mình đến chùa và cài những bông hồng khác màu bên ngực trái. Bất kể người con nào khi cài lên ngực bông hồng, trái tim cũng ấm áp đến kỳ lạ, những ký ức tuổi thơ chợt ùa về. 

Sự kiên nhẫn của cha mẹ khi bạn cất tiếng gọi “Ba” gọi “Mẹ” hay bước chân xiêu vẹo đầu tiên của con chạy về phía họ. Dù bây giờ bạn đã làm cha làm mẹ, nhưng trước hết bạn vẫn là một đứa con, thế nên hãy báo hiếu cha mẹ dù bạn đang ở cương vị gì nhé! 

Nghi thức” Bông hồng cài áo”, gồm có 3 màu với những tầng ý nghĩa khác nhau: 

Bông hồng đỏ: Biểu tượng cho cả một bầu trời yêu thương vẫn đang còn hiện diện, tượng trưng cho cha mẹ vẫn còn ở bên con cái, nhắc nhở các bậc làm con hãy thể hiện lòng hiếu thảo, sự kính trọng với đấng sinh thành khi còn có thể.

Bông hồng màu hồng nhạt: Biểu tượng một nửa thế giới yêu thương vẫn còn đó, tượng trưng cho cha hoặc mẹ đã có người rời ra, thể hiện một sự tiếc thương cũng như trân trọng “ngôi nhà tâm hồn còn lại” của chính mình. 

Bông hồng trắng: Biểu tượng cho sự lỡ mất đi thứ quý giá nhất, tượng trưng cho cha mẹ đã khuất, thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục. Đồng thời nhắc nhở người con hãy cố gắng sống thật tốt sau biến cố. 

Thuyết pháp về “Ân nghĩa sinh thành dưỡng dục” 

Đây cũng chính hoạt động lấy đi nước mắt của nhiều người, mỗi một mùa Vu Lan về  là những giọt nước mắt hối hận, biết ơn, may mắn được tuông ra tự nhiên nhất. 

Các bài giảng về “Ân nghĩa sinh thành dưỡng dục” sẽ được các quý sư thầy, sư cô truyền đạt đến các Phật tử. Nội dung bài giảng đơn giản, sâu lắng sẽ đưa các người con đi từ khoảnh khắc cha mẹ vui mừng như thế nào khi bạn chào đời, vất vả như thế nào để nuôi dưỡng bạn trưởng thành. 

Nhấn mạnh thông điệp: “ Sự trưởng thành của bạn cũng chính là sự già đi của bố mẹ, chúng ta trưởng thành có vùng trời riêng để thực hiện, còn cha mẹ chỉ có chúng ta là vùng trời”. 

Thả Hoa Đăng đại lễ Vu Lan 

Thả Hoa Đăng đại lễ Vu Lan 
Thả Hoa Đăng đại lễ Vu Lan 

Trong ngày Vu Lan, việc thả đèn hoa đăng mang ý nghĩa cầu siêu cho những người đã qua đời và gửi gắm những điều ước nguyện. Khi đèn được thắp sáng và thả xuống nước, chúng ta mong muốn sự bình an và gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và tổ tiên. 

Mỗi ngọn đèn hoa đăng đại diện cho một lời cầu nguyện, một ý niệm thiện tâm và một ước mong an lạc cho chính mình và mọi người. Ngọn đèn nhỏ được thắp lên, cũng giống như thắp lên ánh sáng niềm tin, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Đồng thời, hoạt động thả đèn Hoa Đăng mang trong mình nhiều ý nghĩa như: 

Báo hiếu cha mẹ:Thả hoa đăng cầu nguyện cho cha mẹ sức khỏe, bình an là một hành động đẹp thể hiện lòng hiếu thảo.

Gieo duyên lành: Thả hoa đăng là một nghi thức cầu mong cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc, bản thân được bình an, may mắn.

Thể hiện lòng thành kính: Thả hoa đăng là cách thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật, các vị thánh thần và những người đã khuất.

🌐Website: https://sach.totdep.com/

☎️Hotline: 0345 868 337

📍Address: 182 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn có thể quan tâm

Tap hoc sinh

Tập học sinh 96 trang Tốt Đẹp

Tập học sinh

8.000đ

Tập học sinh Là một người bạn đồng hành cùng con trẻ trên con đường tiếp thu những tri thức từ sơ khai đến vững vàng, tập vở học sinh chính là nơi lưu trữ,...
MKT VCSS TetVuiNoAm 02

Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm

Sách tô màu

35.000đ

Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm là quyển truyện ra đời tạo cơ hội để các con hiểu được ý nghĩa ngày tết và có không gian để con vui chơi, sáng tạo...
MKT NNNQ02 01

Ngụ Ngôn Nhân Quả: Lời Thì Thầm Của Gió

Sách tô màu

25.000đ

Cuốn sách Lời Thì Thầm của Gió là cuốn sách thứ hai trong 12 cuốn thuộc chuỗi  Series Ngụ Ngôn Nhân Quả do Sách Tốt Đẹp biên soạn và phát hành năm 2024. Đây là...
MKT SMB Mat truoc

Sắc màu của bụt: Hành Trình Đi Tìm Đức Thế...

Sách tô màu

145.000đ

“Hành trình đi tìm Đức Thế Tôn" là một trong 3 quyển thuộc bộ "Sắc màu của Bụt" được Sách Tốt Đẹp phát hành đầu năm 2024. Đây là bộ sách đầu tiên ở Việt...