Trẻ “thấm” giá trị đạo đức của Phật giáo qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ
Rất nhiều trẻ em Việt Nam được hỏi đều trả lời rằng, chúng được nghe những câu chuyện về đức Phật, những lời tốt đẹp của đức Phật từ cụ, ông hay bà của chúng và cảm thấy thấu hiểu giá trị đạo đức mà ông bà đã truyền dạy lại qua những câu chuyện.
Trong các gia đình ở Việt Nam thường có nhiều thế hệ sống chung: ông bà, cha mẹ và con cái (tam đại đồng đường); cụ, ông bà, cha mẹ và con cái (tứ đại đồng đường).
Tính chất truyền thống trong gia đình Việt Nam khá nổi trội. Nếu như việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình thành phố chủ yếu là việc của cha mẹ, thì trong các gia đình nông thôn ở Việt Nam, việc này không chỉ là việc của cha mẹ trẻ em. Như vậy, thực tế cho thấy vai trò của các cụ và ông bà trong các gia đình Việt Nam trong giáo dục rất lớn, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em những nội dung đạo đức.
Ở Việt Nam, chùa Phật phần nhiều là chùa theo hệ phái Tịnh độ tông. Người dân Việt Nam đến chùa đi lễ Phật tụng Kinh là chủ yếu. Họ đến lễ chùa với niềm tin mãnh liệt rằng, chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng giám cho họ, độ cho họ, xá tội cho họ.
Độ tuổi 45-50 tuổi trở lên được xem là độ tuổi thường xuyên đến lễ Phật. Họ thường là những người cụ, người ông, người bà đều đã được thấm những giá trị đạo đức của Phật giáo, và từ đó, họ mang theo giá trị đó truyền dạy cho con cháu, có khi qua những câu chuyện, có khi là sự răn dạy trực tiếp đến trẻ em.
Nhiều cụ ông, cụ bà áp dụng phương thức truyền dạy các giá trị đạo đức của Phật giáo cho con cháu và phát huy hiệu quả khá tốt. Trong các gia đình ở Việt Nam, ngoài các cụ ông, cụ bà, thì cha mẹ vẫn có vai trò rất lớn trong việc truyền dạy những giá trị đạo đức Phật giáo đến con trẻ.
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các bậc cha mẹ từng là trẻ em trong gia đình thế hệ trước đó, ít nhiều được giáo dục những giá trị đạo đức Phật giáo từ ông bà của họ. Theo đó, trong những điều họ dạy con trẻ hôm nay đã có những giá trị đạo đức của Phật giáo. Như vậy, cha mẹ chính là những người đã gián tiếp truyền tải những giá trị đạo đức Phật giáo cho con em mình.
Truyền thống ông bà, cha mẹ đi lễ Phật ở các gia đình Phật giáo Việt Nam luôn được lưu giữ. Ông bà, cha mẹ đều chú trọng việc tụng kinh, niệm Phật, nhiều địa phương còn chú trọng tổ chức giảng pháp (giáo lý nhà Phật) cho các Phật tử.
Theo đó, phương thức mà chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Việt Nam bằng Phật giáo thường là thông qua các phương thức tụng kinh, niệm Phật, thấu hiểu giá trị của Phật giáo và truyền dạy lại cho con cháu.
Hiện nay, việc tổ chức khóa tu mùa hè của Phật giáo cũng là một trong những hình thức để giáo dục trực tiếp cho con trẻ. Như vậy, trẻ em được giáo dục những giá trị đạo đức Phật giáo không phải trực tiếp từ các nhà sư, mà chủ yếu được giáo dục gián tiếp qua lời kể, lời dạy của các cụ, ông bà và cha mẹ.
Có thể thấy rằng, giá trị giáo dục đạo đức của Phật giáo đã hòa quyện trong những nội dung giáo dục đạo đức truyền thống của người dân, tạo nên nguồn mạch chảy ngầm theo các thế hệ từ ông bà đến cha mẹ đến con cái.
Trong điều kiện văn hóa mới, văn hóa ngoại lai ngày càng xâm nhập sâu vào nước ta, vừa tạo nên những tích cực vừa mang theo những tiêu cực và tệ nạn thì vai trò giáo dục của Phật giáo càng trở nên quan trọng và có vai trò điều chỉnh đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên, trong đó có trẻ em.
Về cơ bản, có thể hiểu rằng giáo lý tôn giáo nói chung và của Phật giáo nói riêng đã cung cấp cho truyền thống giáo dục đạo đức của người dân Việt Nam những nội dung giáo dục đạo đức tốt đẹp rất gần với truyền thống của nhân dân ta. Điều này góp phần giữ gìn truyền thống và hạn chế những tiêu cực trong đạo đức của trẻ em ở nước ta hiện nay.
Theo hoadatviet.phunuvietnam.vn
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
Ngụ Ngôn Nhân Quả: Hạt Giống Từ Bi
Sách tô màu
25.000đ
Ngụ Ngôn Nhân Quả: Giải Cứu Bạn Thân
Sách tô màu
25.000đ
Vui cùng Sen sún: ngày Phật ra đời!
Sách tô màu
28.000đ
Ghim cài áo tràng 3D nổi Đức Phật Thích Ca...
Ghim cài áo
95.000đ